• #149_TRUYỆN KIỀU (TRỌN BỘ) | NGUYỄN DU.
    Feb 7 2024
    Tiếng Việt đẹp quá!! Quá đẹp...Đó là cảm nhận xuyên suốt trong những khoảng thời gian khác nhau mình đọc Truyện Kiều. Dù là ở tuổi mười mấy chưa hiểu sự đời ở lần đầu tiên tiếp xúc Truyện Kiều trong bậc học Trung học cơ sở, đến khi lớn hơn một chút, hiểu chuyện hơn một chút, dù sự đời thì chẳng bao giờ mà hiểu hết được với một cô gái còn chưa hiểu nổi bản thân mình. Nhưng có một chân lý mình tin tưởng ở Truyện Kiều đó là tình người, là ở hiền sẽ gặp lành dù cuộc sống sẽ có nhiều trắc trở đấy, là dù qua bao sóng dập gió vùi nhưng tấm lòng tốt đẹp vẫn vẹn nguyên như buổi ban đầu... Nói về Truyện Kiều, là một đề tài có thể nói là không bao giờ cạn, bởi giá trị của tác giả và tác phẩm. Đó là lịch sử, là thời đại, là văn hóa xã hội, là tôn giáo,... và là đạo đức con người vẫn còn giá trị đến ngày nay. Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và các điển tích, mình đã chú thích và phân tích thêm ở 22 số (127 đến 148), tương ứng với 22 chương, bạn ghé nghe và xem phần chú thích để hiểu thêm về kiệt tác này nhé. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. Mời bạn nghe trọn bộ 3254 câu thơ lục bát Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com - Nhạc nền: Moonlight Sonata.
    Show More Show Less
    2 hrs and 34 mins
  • 148_Truyện Kiều | Đoàn tụ_Hồi XXII_Hết. (Câu 3031-3254) | Nguyễn Du.
    Feb 5 2024
    Đoàn tụ. Hai từ thiêng liêng và bình yên biết nhường nào. Thúy Kiều cuối cùng cũng đoàn tụ bên gia đình, cùng lời nguyện ước bên vầng trăng vằng vặc giữa trời hôm nao. "Mười lăm năm mới bây giờ là đây. Tình duyên ấy hợp tan này. Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao” Những ngày cuối năm, chúc bạn sớm đoàn tụ cùng gia đình, cùng người thương. * Chú thích: 1. Trần tạ: Bày tỏ lòng tạ ơn. 2. Từ bi: Thương người, chữ của nhà Phật. 3. Tái thế tương phùng: Gặp nhau ở đời thứ hai, ý nói Kiều như chết đi sống lại để gặp gỡ gia đình. 4. Trùng sinh: Đẻ lại lần thứ hai, ý nói làm cho mình sống lại, chỉ ơn của Giác Duyên. 5. Bỉ thử nhất thì: Do câu “Bỉ nhất thì, thử nhất thì”, ý nói xưa kia là một thì, bây giờ là một thì, hoàn cảnh khác nhau không thể câu nệ được. 6. Tòng quyền: Theo quyền biến, ý nói phải thay đổi việc làm cho thích nghi. 7. Lập am: Dựng chùa, ý nói sẽ làm ngôi chùa riêng, mời Giác Duyên về ở chung. 8. Bình địa ba đào: Sự bất trắc trong đời người, chẳng khác gì đất bằng lại nổi sóng. 9. Quả mai ba bảy: Kinh thi: “Phiếu hữu mai, kỳ thực nhất hề... Phiếu hữu mai, kỳ thực tam hề...” (Mơ rụng xuống, quả còn bảy phần..., Mơ rụng xuống, quả còn ba phần), ý nói tiết xuân đã muộn nên kíp lo liệu hôn nhân. Ở đây Thuý Vân muốn nói Kiều vẫn còn vừa tuổi đi lấy chồng. 10. Gia thất: “Tả truyện” có câu: “Nam hữu thất, nữ hữu gia” (Con trai có vợ, con gái có chồng). Gia thất duyên hài: đẹp duyên vợ chồng. 11. Hoa thơm phong nhuỵ, trăng vòng tròn gương: Trinh tiết còn nguyên vẹn. 12. Đuốc hoa: Ý nói nếu trinh tiết còn nguyên thì đêm hợp hôn mới không hổ thẹn. 13. Trần cấu: Bụi nhơ. 14. Cầm sắt: Kinh thi: “Thê tử hảo hợp như cổ sắt cầm” (Vợ con hoà hợp như gảy đàn sắt, đàn cầm). Người sau bèn dùng hai chữ cầm sắt để chỉ tình vợ chồng. 15. Cầm cờ: Khi bầu bạn gặp nhau thường gảy đàn, đánh cờ làm vui, nên hai chữ cầm kỳ để chỉ tình bạn hữu. Câu này ý nói nên đem tình vợ chồng đổi làm tình bầu bạn. 16. Quyền: Quyền biến, nghĩa là theo hoàn cảnh mà thay đổi các xử sự. 17. Chấp kinh: Giữ theo đạo thường, lê thường. 18. Chàng Tiêu: Do chữ Tiêu lang, tiếng xưng hô của người con gái đối với tình nhân. Tình sử chép Thôi Giao đời Đường có người yêu bị người ta bắt bán cho quan Liên suý. Chàng buồn rầu làm bài thơ, trong có câu: “Hầu môn nhất nhập thâm như hải, Tòng thử Tiêu lang thị lộ thân” (Cửa hầu vào rồi thấy sâu như biển, Từ nay chàng Tiêu là người khách qua đường). Câu này ý nói nỡ nào lại hững hờ không nhận người yêu cũ hay sao. 19. Bi hoan mấy nỗi, đêm chầy trăng cao: Kim Trọng, Thuý Kiều cùng nhau kể lể những chuyện buồn, chuyện vui mãi cho đến khi đêm đã khuya, trăng đã cao. 20. Xướng tuỳ: Do câu “Phu xướng phụ tuỳ” (chồng xướng vợ nghe theo). Dùng để thay cho chữ phu phụ. 21. Thì còn em đó, lọ cầu chị đây: Nếu Kim Trọng nghĩ đến việc sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường về sau thì đã có Thuý Vân. 22. Chữ trinh còn một chút này: Kiều ngầm nói nàng sở dĩ bị cảnh ong qua bướm lại là do hoàn cảnh bắt buộc, chứ tâm hồn nàng thì vẫn trong trắng. Chữ trinh hiểu về tinh thần chứ không phải thể xác. 23. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa: Bấy lâu đi tìm Kiều là đeo đuổi lời thề vàng đá, không phải là tìm thú trăng hoa. 24. Cao thâm: Y nói Kiều cảm tạ cái nghĩa cao ơn sâu của Kim Trọng. 25. Dương hoà: Khí dương đầm ấm của mùa xuân. 26. Duềnh quyên: Vũng nước biển sáng đẹp 27. Lam Điền: Tên một hòn núi ở tỉnh Thiểm Tây, chỗ có nhiều ngọc quý. 28. Sớm mận tối đào: Sớm ấp mận, tối ôm đào, ý nói người trăng gió, tình yêu không chuyên nhất và Kiều không phải là người như vậy. 29. Quan giai: Cấp bậc quan lại, ý nói Kim Trọng làm quan được lần lần thăng chức. 30. Thừa gia: Đảm đương việc nhà, cũng có nghĩa là sang dòng nối dõi tông đường. 31. Cù mộc: Chỉ vợ cả 32. Quế hoè: Điển tích, họ Đậu, đời Tống, có năm người con trai đều hiển đạt, Vương Đạo có câu ...
    Show More Show Less
    17 mins
  • 147_Truyện Kiều | Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều_Hồi XXI (Câu 2775-3030) | Nguyễn Du.
    Feb 3 2024
    Sau khi trở về từ Liêu Dương, biết tin gia đình Kiều gặp tai biến, Kim Trọng càng thương Kiều hơn và không ngừng tìm kiếm Nàng suốt mười lăm năm, và cuối cùng tấm chân tình ấy cũng được báo đáp. Chú thích: 1. Lai sinh: Kiếp sau. Câu này ý nói nếu như chết mà thiêng thì kiếp sau xin đền bù lại. 2. Ván đã đóng thuyền: Ý nói Thuý Kiều bây giờ đã về tay người khác. 3. Kim hoàn: Vòng vàng, vật Kim Trọng đưa cho Thuý Kiều làm tin lúc mới gặp nhau (câu 318: “Xuyến vàng đi chiếc, khăn là một vuông”) 4. Dưỡng thân: Nuôi cha mẹ. Câu này ý nói Kim Trọng thay Kiều phụng dưỡng vợ chồng Vương ông như cha mẹ mình. 5. Lâm Thanh: Mã Giám Sinh nói dối là quê ở đó, nên Kim Trọng mới nhiều lần sai người đến đây hỏi thăm tin Kiều. 6. Chế khoa: Khoa thi do ý vua mà mở ra, khác với khoa thi thường lệ. 7. Bảng xuân: Do chữ xuân bảng, bảng thi về mùa xuân. Chiếm bảng xuân tức là thi đỗ. 8. Cửa trời: Do chữ thiên môn, tức là cửa nhà vua. 9. Đường mây: Do chữ vân lộ hay thanh vân lộ, ý nói đường công danh, sĩ hoạn. 10. Ngõ hạnh: Tức Hạnh Viên ở kinh đô Tràng An. Đời nhà Đường các tân khoa tiến sĩ được dự tiệc và xem hoa ở đây. 11. Dặm phần: Do chữ phần du mà ra, ý nói quê nhà. Câu này tả cảnh vinh hoa của Kim, Vương khi thi đỗ và về vinh qui. 12. Chu tuyền: Hay chu toàn, làm cho được tròn vẹn. Câu này ý nói Vương Quan làm rể họ Chung. 13. Ngọc đường: Đời Tống Thái Tông, vua đề ở dinh Hàn Lâm ba chữ “Ngọc đường thự”. Đời sau bèn dùng những chữ “Kim mã ngọc đường” để nói chung cảnh quan gia phú quý. 14. Ngoại nhậm: Làm quan ở cõi ngoài (không phải ở huyện nhà) 15. Thê nhi: Vợ con. 16. Cầm đường: Phụ Tử Tiện thời Xuân Thu làm quan huyện, thường hay gảy đàn, người sau bèn gọi đinh quan huyện là cầm đường. 17. Tiếng hạc, tiếng đànTriệu Biên đời Tống, đi làm quan, chỉ đem theo một con hạc và một cây đàn, tỏ ra người liêm khiết cao thượng. 18. Thanh khí: Câu này ý nói Thuý Vân, Thuý Kiều là hai chị em ruột, cho nên dễ cảm thông với nhau. 19. Giai âm: Tin tốt. 20. Thăng đường: Ra ngồi làm việc ở công đường. 21. Kiên trinh: Kiên quyết giữ gìn trinh tiết. 22. Liều mình: Chỉ việc Thuý Kiều tự vẫn lúc mới đến nhà Tú Bà. 23. Phải lừa: Chỉ việc sợ bị Sở Khanh lừa đưa đi trốn. 24. Vân mồng: Tiếng cổ, nghĩa là tin tức, manh mối. 25. Tiêu hao: Cùng nghĩa với tăm hơi, tin tức 26. Bình bồng: Bình: bèo; bồng: cỏ bồng. Hai vật này thường hay trôi nổi theo nước và gió. Ở đây để chỉ tấm thân phiêu bạt của Kiều. 27. Đỉnh chung: Đỉnh: cái vạc để nấu thức ăn; chung: cái chuông để đánh báo hiệu giờ ăn. Đỉnh chung ở đây dùng để chỉ cảnh vinh hiển phú quý. 28. Treo ấn từ quan: Treo trả cái ấn tại công đường mà bỏ về, không làm quan nữa. 29. Năm mây: Do chữ ngũ vân, ý nói tờ chiếu có vẽ mây năm sắc. 30. Chiếu trời: Là chiếu nhà vua 31. Khâm ban: Chữ khâm nguyên có nghĩa là kính, sau được dùng để chỉ nhà vua. Ví dụ như nói khâm sai, khâm định,... 32. Sắc chỉ: Tờ sắc ban bố mệnh lệnh của nhà vua 33. Cải nhậm: Đổi đi làm nơi khác. 34. Nam Bình: Tên huyện, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 35. Châu Dương: Tức Dương Châu, tên phủ thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 36. Phó quan: Đi đến chỗ làm quan, đi nhậm chức. 37. Phúc Kiến, Chiết Giang: Hai tỉnh phía đông nam Trung Quốc, nơi cát cứ cũ của Từ Hải. 38. Hàng Châu: Tên phủ, nay là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. 39. Thất cơ: Để lỡ cơ mưu, làm sai quân cơ, tức là bị mắc mưu địch. 40. Thu linh: Thu khí thiêng, ý nói là chết. 41. Thổ tù: Người tù trưởng ở địa phương, cùng như chữ thổ quan. 42. Gieo ngọc, trầm châu: Ngọc và châu thường được dùng để chỉ cái đẹp, cái quý giá. “Gieo ngọc trầm châu” ở đây chỉ việc Thuý Kiều trầm mình. 43. Chiêu hồn: Gọi hồn. 44. Thiết vị: Đặt bài vị viết tên hiệu người chết mà thờ cúng. 45. Đàn tràng: Đàn làm lễ giải oan. 46. Cánh hồng: Cánh chim hồng. Cũng hiểu là phong thái nhẹ nhàng của cô gái ...
    Show More Show Less
    17 mins
  • 146_Truyện Kiều | Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến_Hồi XX (Câu 2439-2774) | Nguyễn Du.
    Feb 1 2024
    Hồi 20, kết thúc 15 năm lưu lạc đầy đau thương và oan khốc của Thúy Kiều. Đây cũng là hồi đúc kết triết lý nhân sinh quan sâu sắc nhất của truyện Kiều. Đó là tư tưởng "tôi trung không thờ hai vua", là duyên phận, là tĩnh nghĩa, là giữ trọn lời thề sắt đá từ những buổi ban đầu... Chú thích: 1. Binh uy: Uy thế của quân đội. Câu này ý nói uy thế của quân Từ Hải từ đó vang dội trong ngoài như sấm dậy. 2. Huyện thànhThành trì của một huyện. Câu này ý nói quân Từ Hải đánh chiếm được năm huyện phía nam Trung Quốc. 3. Giá áo túi cơmCái giá để mắc áo, cái túi để đựng cơm ý nói người vô dụng hèn kém. 4. Cô quả: Cô và quả là tiếng tự xưng của bọn vua chúa đời xưa. Bá vương cũng nghĩa như vua chúa. Câu này ý nói Từ Hải cũng xưng cô xưng quả, làm vương làm bá một phương chứ không kém gì ai. 5. Tranh cường: Đua tranh về sức mạnh. Câu này ý nói trước ngọn cờ của Từ Hải không ai dám chống lại. 6. Hùng cứ: Lấy sức mạnh mà chiếm giữ. 7. Hải tần: Đất ven biển. 8. Kinh luânNghĩa đen là quay tơ và bện tơ, người ta thường dùng để nói tài sắp xếp chính sự, kinh bang tế thế 9. Đẩy xe: Do chữ thôi cốc (đẩy bánh xe). Đời xưa, khi sai tướng đi đánh giặc, vua thường tự mình đẩy vào xe của viên tướng một cái, để tỏ ý tôn trọng. Câu này ý nói vua nhà Minh sai Hồ Tôn Hiến đi đánh Từ Hải là một việc rất quan trọng. 10. Tiện nghi bát tiễu: Tuỳ tiện mà đánh đẹp. 11. Đổng nhungTrông coi, đốc suất việc quân. 12. Chiêu anKêu gọi chiêu dụ cho giặc đầu hàng. 13. Thanh vânMây xanh, người xưa thường dùng để chỉ con đường công danh. 14. Chiếc bách: Do chữ bách châu có nghĩa là mảnh thuyền, ý nói thân phận lênh đênh. 15. Bình thành: Do chữ “địa bình thiên thành” ở Kinh thư, ý nói nhà vua sửa sang việc nước cho trời đất được bằng phẳng. 16. Vô Định: Tên một con sông ở biên thuỳ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Ngày xưa ở con sông ấy đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa người Hán và người Hồ, làm cho rất nhiều người bị chết. 17. Hoàng Sào: Một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa cuối đời Đường, đã từng vây hãm kinh đô Trường An, tung hoành trong mười năm trời, sau bị thủ hạ giết chết. 18. Thúc giáp: Bó áo giáp lại. 19. Giải binh: Cho quân đội nghỉ ngơi không chiến đấu nữa 20. Thành hạ yêu minh: Cùng nhau ăn thề dưới thành để tỏ ý không làm hại nhau và thật thà tuân theo đúng những điều đã ước hẹn. 21. Vương sư: Quân của nhà vua, tức quân của Hồ Tôn Hiến. 22. Quyết kế thừa cơQuyết định cái mưu là nhân cơ hội Từ Hải trễ tràng việc quân để đánh. 23. Lễ tiên binh hậu: Phía trước thì đàn nghi lễ để chiêu hàng, phía sau thì phục sẵn binh mã để phản công. 24. Khắc cờ: Ấn định kỳ hạn. 25. Tập công: Đánh úp. 26. Chiêu phủ: Kêu gọi, vỗ về, để cho quy hàng. 27. Tiên phongToán quân đi trước. Câu này ý nói Hồ Tôn Hiến lập mưu cho kéo cờ “chiêu phủ” đi trước. 28. Đại quan lễ phục: Từ Hải mặc theo phục sức của vị quan lớn không mặc binh phục. 29. Dòng thu: Nước mắt 30. Oan khí tương triền: Cái oan khí ức vấn vít lại với nhau. Từ Hải và Thuý Kiều hình như cùng chung mối uất ức. 31. Binh cáchBinh là binh khí, cách là áo giáp và mũ đầu mâu. Người ta thường dùng hai chữ binh cách để chỉ cuộc binh đao chinh chiến. 32. Thành toán miếu đườngMưu chước đã sắp đặt sẵn ở nơi tốn miếu triều đường. Câu này ý nói đành hay triều đình đã có mưu kế sẵn, nhưng cũng nhờ lời nàng nói giúp mới nên việc. 33. Bách chiến: Trăm trận đánh, ý nói Từ Hải là một người dạn dày trong chiến trận. 34. Phu quý phụ vinh: Chồng làm nên quan sang thì vợ cũng được vinh hiển. 35. Ngang tàng: Cũng có nghĩa như hiên ngang, ý nói người tung hoành ngang trời dọc đất. 36. Tiện thổ: Miếng đất xấu. 37. Cảo táng: Chôn một cách sơ sài, không có khâm liệm quan quách gì. 38. Di hình: Di hài. 39. Hạ công: Mừng công thắng trận. 40. Thị yến: Hầu hạ bên bàn tiệc. 41. Hương hoả ba sinh: Do chữ “tam sinh hương hoả”, ý nói duyên nợ vợ chồng từ kiếp xưa để lại. 42. Dây loan: Chỉ...
    Show More Show Less
    19 mins
  • 145_Truyện Kiều | Kiều báo ân, báo oán_Hồi XIX (Câu 2254-2438) | Nguyễn Du.
    Jan 31 2024

    Với tấm lòng trượng nghĩa của một anh hùng hào kiệt: “Anh hùng tiếng đã gọi rằng: Giữa đường dẫu thấy bất bằng mờ tha”. Từ Công đã giúp vợ hiền bán ân báo oán rạch ròi. Thế là những thân phận thấp bé mà lương thiện như Mụ già, Sư Trưởng hay Thúc Lang đều được Kiều báp đáp ân tình và những kẻ ác Tú Bà, Bạc Hạnh, Mã Giám Sinh, Sở Khanh đều phải chịu hậu quả cho những việc ác đã làm.

    *Chú thích: 1. Phu nhân: Tiếng xưng hô đối với vợ các người tôn quý, đây chỉ Thuý Kiều. 2. Cung nga: Gái hầu trong cung, cung nữ. 3. Thế nữ: Loại gái hầu kém cung nữ một bậc, ở đây tác giả dùng những danh từ ấy là có ý xem Từ Hải như một vị đế vương. 4. Phượng liễn, loan nghi: Xe, kiệu và đồ nghi trượng có chạm khắc thêu vẽ hình loan, chim phượng. 5. Hoa quan: Mũ hoa. 6. Hà y: Áo mầu hồng như ràng mặt trời. 7. Hoả bài: Cái thẻ bài hoả tốc, cầm đi trước để báo tin. 8. Nam đình: Triều đình phương nam do Từ Hải lập ra. 9. Đại doanh: Doanh trại lớn, nơi đóng đại quân của Từ Hải. 10. Thân nghênh: Tự mình đích thân ra đón. 11. Cân đai: Cân: khăn (mũ); đai: cái đai vòng quanh áo lễ. Câu này ý nói Từ Hải lúc này ăn mặc không phải như lần gặp Kiều khi còn hàn vi, mà đã ăn mặc theo cung cách đế vương. 12. Cá nước duyên ưa: Do câu “ngư thuỷ duyên hài”, ý nói vợ chồng đẹp duyên với nhau. 13. Trướng maiTrướng có thêu hoa mai, chỉ phòng nằm của vợ chồng. 14. Chàm đổ: Quá sợ hãi, khiếp đảm đến mức mặt biến sắc xanh như màu xanh chàm. 15. Dẽ run: Do câu thành ngữ “Sợ run như dẽ” chỉ người sợ hãi run lẩy bẩy. Một số tài liệu phiên là “giẽ giun”, không đúng. Dẽ là loài chim hay ăn giun, nên còn gọi là dẽ giun. Chim này có tập tính là thân mình liên tục cử động: đầu gật, đuôi giật, mình thì rung rung theo nhịp bước chân, khiến người ta có cảm giác chúng thường run lẩy bẩy, đặc biệt là khi chim trống quyến rũ chim mái. Dân gian lẫn lộn từ “giun” và từ “run” nên mới đặt ra câu thành ngữ trên, cũng là một cách chơi chữ. 16. Sâm, Thương: Sao Hôm và sao Mai, không bao giờ cùng xuất hiện, chỉ sự xa cách. 17. Phiếu mẫu: Hàn Tín thuở hàn vi đi câu dưới thành, một hôm đói gặp một bà cụ già giặt quần áo thuê (phiếu mẫu), thương tình cho ông một bữa cơm. Sau Hàn Tín giúp Lưu Bang làm đến Tề vương, tạ ơn bà một ngàn lạng vàng 18. Thiên tải nhất thì: Ngàn năm có một lần, ý nói dịp hiếm có. 19. Quốc sĩ: Kẻ sĩ tài giỏi có tiếng trong nước. 20. Thâm tạ: Tạ ơn một cách sâu sắc. 21. Việt: Một xứ ở đông nam Trung Quốc. 22. Tần: Một xứ ở bắc Trung Quốc. Kẻ Việt người Tần có nghĩa là cách biệt xa xôi, bổ sung cho ý trên.

    Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi.

    ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

    Show More Show Less
    11 mins
  • 144_Truyện Kiều | Kiều gặp Từ Hải_Hồi XVIII (Câu 1915-2034) | Nguyễn Du.
    Jan 29 2024
    Hồi 18, Sau khi bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều trú chân nơi am mây với sư Giác Duyên giàu lòng thương người. Nhưng chẳng được bao lâu, Kiều gặp Bạc Hạnh, đều là phường buôn phấn bán hoa như Tú Bà và một lần nữa, Kiều lại bị lừa vào thanh lâu. Nhưng rồi, cũng trong chương này, Truyện Kiều cho ta một niềm tin về “Ở hiền gặp lành”. Kiều đã gặp được Từ Hải: "Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha." Để rồi cho ta một cái kết đẹp với: "Trai anh hùng, gái thuyền quyên. Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng" Chú thích: 1. Chiêu Ẩn: Tên ngôi chùa, nghĩa là chiêu nạp những người ẩn dật. 2. Hằng Thuỷ: Tên hiệu một vị sư nữ khác mà Kiều mạo xưng là thầy học mình. 3. Hậu tình: Tình nghĩa đối xử hậu hĩ, thân mật. 4. Am mây: Do chữ vân phòng, chỗ ở nhà sư ở. 5. Vẻ ngânÁnh bạc, ánh trăng sáng như bạc. 6. Đàn việt: Người đứng ra bố thí, thường thường để chỉ người có công với nhà chùa, hay người đi vãn cảnh chùa. 7. Cửa giàTiếng Phạn gọi chùa là già lam. Ở đây ý nói ngồi chờ nước đến chân rồi mới nhảy là khờ dại. 8. Đồng môn: Cùng học một thầy, một trường, ý nói Bạc bà cũng một phường chủ lầu xanh như Tú bà. 9. Lại mang lấy tiếng dữ gần, lành xa: Tục ngữ: “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”. Ở đây mượn ý ấy để nói Thuý Kiều đã mang tiếng trốn chúa và ăn cắp, thế nào cũng bị người ta dị nghị. 10. Oan giaBạc bà địa đặt ra mà nói Kiều là một oan gia kiếp trước vào nhà mình để chực gây tai hoạ cho mình. 11. Phá gia: Phá nhà. 12. Xe dâyCũng như xe tơ, nghĩa là lấy chồng. 13. Thành thân: Làm lễ hợp hôn, thành vợ chồng. 14. Châu Thai: Chỗ Bạc Hạnh buôn bán, thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). 15. Phải cung, rày đã sợ làn cây cong: Cổ ngữ: “Thương cung chi điểu, kiến khúc mộc nhi cao phi”, nghĩa là con chim đã bị thương vì cung thì thấy cái cong cũng sợ mà bay cao. 16. Sở cầu: Cầu đến, hỏi đến, ý nói muốn cưới làm vợ 17. Tâm minh: Lấy lòng thực mà thề với nhau 18: Thành hoàng, Thổ công: Ý nói Bạc Hạnh thề rằng nếu mình không tốt với Kiều thì xin thành hoàng, thổ công chứng giám. 19. Lễ tơ hồng: Tức là Nguyệt lão, vị thần xe dây cho người nên vợ nên chồng. 20. Hành việnTên gọi khác của nhà chứa. 21. Số hoa đào: Theo nhà thuật số đời xưa thì đào hoa làm một hung tịch, chiếu vào cung mệnh con trai thì bệnh tật, chiếu vào cung mệnh con gái thì phải làm gái thanh lâu. 22. Hồng quân: Chỉ con tạo. 23. Hồng quần: Cái quần đỏ, được dùng để chỉ người con gái. 24. Mặt phấn: Mặt trát phấn, ý thân phận người con gái. 25. Biên đình: Nơi biên ải xa xôi. 26. Râu hùm, hàm én, mày ngài: Tướng mại của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm mở rộng như chim én, mày cong và to như con tằm. 27. Anh hào: Anh hùng hào kiệt. 28. Côn quyền: Côn là món võ đánh bằng gậy; quyền: món võ đánh bằng tay. 29. Lược thao: Mưu lược về các dùng binh, do chữ “Lục thao, Tam lược” là hai pho binh thư đời xưa mà ra. 30. Việt Đông: Chỉ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ở về phía đông sông Việt, nên gọi là Việt Đông. 31. Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo: Hoàng Sào, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa đời Đường, có câu thơ: “Bán kiên cung kiếm băng thiên túng, Nhất trạo giang sơn tận địa duy” (Chỉ nửa vai cung kiếm mà tung hoành khắp cả gầm trời, Chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông). 32. Tâm phúc tương cờ: Tương cờ tức tương kỳ, lòng dạ hứa hẹn với nhau. Từ Hải muốn cùng Kiều kết thành đôi lứa tri kỷ chứ không phải là cái tình yêu đương trăng gió tạm bợ. 33. Mắt xanh: Nguyên Tịch đời Tấn trọng ai thì nhìn bằng con mắt xanh, khinh ai thì nhìn bằng con mắt trắng. Câu này ý nói Từ Hải hỏi Kiều, xưa nay nàng chưa hề xem trọng ai có phải không? 34. Cá chậu chim lồng: Chỉ hạng người tầm thường, sống trong vòng giam hãm câu thúc. 35. Bình Nguyên Quân: là Triệu Thắng, một trong thần nhà Triệu thời Chiến Quốc, được phong đất ở Bình Nguyên nên gọi là Bình Nguyên Quân, nổi tiếng là người hiếu khách. ...
    Show More Show Less
    15 mins
  • 143_Truyện Kiều | Kiều bỏ trốn_Hồi XVII (Câu 1915-2034) | Nguyễn Du.
    Jan 26 2024

    Hồi 17, mô tả cảnh bịn rịn chua xót giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều khi lần đầu tiên hai người đối diện nói chuyện, trải qua từng ấy thời gian ở cùng nhà mà phải làm ngơ như không biết. Chàng khuyên Kiều bỏ trốn và từ đó Kiều tiếp tục lỡ những bước chân "thân gái dặm trường" tiếp vào đoạn trường đau thương.

    Chú thích: 1. Sơn hồ: Núi giả và hồ đào ra để làm cảnh. 2. Tàng tàng: Tang tảng sáng. 3. Ngũ cúng: Năm vật cúng Phật, tức hương, hoa, đăng, trà, quả. 4. Tam quy: Ba lễ “quy y” tức quy y phật, quy y pháp, quy y tăng, nghĩa là đem cả tâm và thân mà theo đạo Phật. 5. Ngũ giới: Năm điều răn, tức là răn sát sinh, răn ăn rộm, răn tà dâm, răn nói càn, răn uống rượu. 6. Xuất gia: Ra khỏi nhà tức đi tu. 7. Áo xanh: Thanh y, áo các hầu gái mặc. 8. Cà sa: Áo nhà sư mặc. 9. Pháp danh: Tên đặt theo tập tục tôn giáo. Trạc Tuyền là pháp danh do Hoạn Thư đặt cho Kiều. 10. Xuân, Thu: Tên hai người đầy tớ gái do Hoạn Thư sai đến Quan Âm các ở với Kiều để giúp việc hương đèn. 11. Rừng tía: Do chữ tư trúc lâm, chỗ ở của Phật Quan Âm Bồ Tát. 12. Bụi hồng: Do chữ hồng trần, tức cõi trần tục, cõi đời. 13. Thủ tự:Chữ viết tay. 14. Tâm hương: Hương lòng. Nén hương dân lên do tấm lòng thành kính. 15. Giọt nước cành dương: Do chữ “dương chi thuỷ”. Theo sách Phật thì Phật Quan Âm có cành dương liễu và bình nước cam lộ, khi muốn cứu ai thì lấy cành dương liễu dúng nước trong bình mà rảy vào người ấy. Ở đây giọt nước cành dương dùng để chỉ phép màu nhiệm của Phật. 16. Lửa lòng: Do chữ tâm hoả, chỉ mọi thứ dục vòng do lòng người sinh ra. 17. Trần duyênDuyên nợ ở cõi trần. 18. Gác kinh: Cái gác viết kinh, chỉ chỗ ở của Kiều. 19. Viện sách: Tức thư viện, phòng đọc sách, chỉ chỗ ở của Thúc Sinh. 20. Vấn an: Hỏi thăm sức khoẻ. 21. Cát lầm ngọc trắng: Ý nói Kiều như “ngọc trắng” mà bị cát vùi dập. 22. Tông đường: Nhà tổ tông. ở đây dùng với nghĩa nối dõi tông đường. Ý nói Thúc Sinh nghĩ mình chưa có con trai để nối dõi tông đường. 23. Giông tốCơn mưa to gió lớn. ở đây chỉ sự giận giữ ghê gớm của Hoạn Thư. 24. Bút pháp: Phép viết chữ. 25. Thiếp Lan đình: Do chữ “Lan đình thiếp” là bản bút tích rất tốt của nhà văn Vương Hy Chi, đời Tần. Hoạn Thư khen chữ viết của Kiều. 26. Thiền trà: Nước trà của nhà chùa. 27. Hồng mai: Gỗ cây mai già dùng để nấu làm nước uống, sắc nước đỏ hồng, nên gọi là hồng mai. 28. Thư trai: Nhà đọc sách, cũng như thư viện 29. Bó tay: Chữ Hán là thúc thủ. Đặt hai chữ “bó tay” sau chữ “Thúc” là một cách chơi chữ của tác giả. 30. Đãi đằng: Ở đây lại có nghĩa là nói năng, làm ầm ĩ lên. 31. Cười dầu mới thực khôn lường hiểm sâu: Cổ nhân có câu: “Nộ giả thường tình, tiếu giả bất khả trắc” (Giận dữ là thói thường, cười thì không thể lường được). Câu này dùng ý ấy. 32. Trèo cây lâu cũng có ngày bẻ hoa: Câu này ý nói bị giam giữ ở đây lâu, thế nào cũng có ngày mình bị hành hạ điêu đứng hơn, hoặc bị trừ khử. 33. Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh: Câu này ý nói Thuý Kiều nghĩ thân phận của mình như cánh bèo trên mặt nước, ở đâu thì cũng là lênh đênh cả, không còn quản gì. 34. Kim ngân: Vàng bạc, chỉ các đồ thờ như chuông, khánh đúc bằng vàng bạc.

    ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

    Show More Show Less
    12 mins
  • 142_Truyện Kiều | Thúc Sinh gặp lại Thúy Kiều_Hồi XVI (Câu 1787-1914) | Nguyễn Du.
    Jan 25 2024

    Hồi 16, mô tả tình cảnh Thúc Sinh gặp lại Thúy Kiều với hoàn cảnh trớ trêu là tại nhà chàng (Dinh phủ nhà Hoạn Thư), lúc này Kiều trong thân phận là Hoa Nộ phục vụ nhà Hoàn Thư. Thúc Sinh bàng hoàng vì tưởng Kiều đã mất và xót xa bẽ bàng trước tình cảnh đối diện Kiều mà chẳng thể nhận nàng, bảo vệ nàng...

    Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha. Chú Thích:

    1. Cố quốc: Nguyên nghĩa là nước cũ, sau cũng dùng như chữ cố hương (quê cũ). 2. Uyên bay: Uyên do chữ uyên ương, giống chim ở với nhau từng đôi, nên người ta thường dùng để chỉ vợ chồng. Uyên bay: ý nói Thuý Kiều không còn nữa (con chim uyên đã bay mất). 3. Trăng mới: Trăng đầu tháng. Câu nói đại ý nói Thúc Sinh trông thấy mặt trăng lưỡi liềm đầu tháng giống như lông mày người gái đẹp mà tưởng nhớ đến Kiều. 4. Phấn thừa, hương cũ, bội phần xót xa: Câu này đại ý nói Thuý Kiều không còn nữa. Thúc Sinh trông thấy phấn hương của nàng còn sót lại mà thương tâm. 5. Cố nhân: Người quen biết cũ. Ở đây chỉ Thuý Kiều 6. Gia hương: Nhà và làng, tức quê nhà. Ở đây chỉ quê hương của Thúc Sinh ở huyện Vô Tích. 7. Nhà hương: Do chữ hương khuê 8. Động dong: Biến đổi sắc mặt, ý nói động lòng. 9. Hiếu phục: Tang trở cha mẹ. Ở đây chỉ Thúc Sinh vừa hết tang mẹ. 10. Trắc dĩ: Kinh thi có câu “Trắc bỉ Dĩ hề, chiêm vọng mâu hề” (Lên núi Dĩ trông ngóng mẹ). Người sau bèn dùng hai chữ trắc dĩ để nói thương nhớ mẹ. 11. Giải phiền: Làm cho khuây khoả sự phiền não. 12. Tạc: Chén rượu do khách rót cho người chủ để đáp lại. 13. Thù: Chén rượu do chủ nhà rót mời khách, ở đây nói vợ chồng Thúc Sinh uống rượu và mời mọc nhau. 14. Trì hồ: Bưng bầu rượu, ý nói bắt Kiều đứng hầu một bên để rót rượu cho hai vợ chồng Thúc Sinh uống. 15. Bồ hòn: Bồ hòn để ám chỉ người có việc buồn khổ mà không nói ra được. Ở đây ý nói chén rượu Kiều đưa mời chàng thấy đắng như bồ hòn, nhưng vì sợ Kiều bị liên luỵ phải uống hết ngay. 16. Giọt rồng: Có nghĩa là thời giờ, thời khắc. 17. Loan phòng: Phòng nằm của đôi vợ chồng. 18. Rẽ thuý chia uyên: Thuý: chim chả; uyên: chim uyên ương. Ở đây chỉ việc Hoạn Thư dùng mưu chia rẽ đôi lứa Thúc Sinh và Thuý Kiều. 19. Đài dinh: Đài các, dinh thự, chỉ chỗ ở của bọn quyền quý. Ở đây mượn để chỉ nhà ở của Thúc Sinh và Hoạn Thư. 20. Thân cung: Cung khai, khai trình 21. Cửa Không: Do chữ Không môn. Vì đạo Phật cho mọi vật trên thế gian đều là “không” nên người ta gọi đạo Phật là “Không môn”. 22. Cửa Không: Do chữ Không môn. Vì đạo Phật cho mọi vật trên thế gian đều là “không” nên người ta gọi đạo Phật là “Không môn”.

    Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com

    Show More Show Less
    6 mins